Tết Trung Thu là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu?
(Tuvisomenh.com.vn) Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Tết Trung Thu không chỉ là ngày lễ lớn của Việt Nam mà còn được phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên và Singapore.

Tết Trung Thu - Tết đoàn viên, ngày được trẻ em trên toàn đất nước Việt Nam và một số quốc gia Châu Á háo hức, mong chờ.
Tuy nhiên Tết Trung Thu là gì, Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu thì không phải ai cũng rõ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Tử Vi Số Mệnh (tuvisomenh.com.vn) để biết thêm thông tin chi tiết.
Tết Trung Thu là gì?
Tết Trung Thu là nét văn hóa truyền thống của một số nước châu Á. Đây là ngày là trăng tròn và sáng nhất trong năm. Mọi người cùng nhau múa hát, nhảy múa phá cỗ và ngắm trăng.
Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Tết Trung Thu không chỉ là ngày lễ lớn của Việt Nam mà còn được phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên và Singapore.
Những tên gọi khác của Tết Trung Thu
Mọi người thường biết đến với cái tên Tết Trung Thu, nhưng ngoài ra ngày này còn được gọi theo nhiều tên gọi khác: Tết Trông Trăng, Tết Thiếu Nhi, Tết Đoàn Viên.
Tết Trông Trăng
- Theo quan niệm dân gian, đây là ngày mà trăng lên cao, sáng nhất và tròn đẹp nhất trong năm. Trời quang mây tạnh, trăng thanh gió mát, mọi người quây quần, sum họp cùng nhau ngắm trăng bên ấm trà, bánh kẹo, và hoa thơm quả mới. Vì vậy Tết Trung Thu còn có tên là Tết Trông Trăng.
Tết Thiếu Nhi
- Đây là ngày tôn vinh, trân trọng trẻ em. Tất cả trẻ em trên mọi miền Tổ quốc được phát kẹo bánh, nhận những món quà ý nghĩa, cùng nhau tham gia rước đèn ông sao, tổ chức lễ múa lân trong đêm hội trăng rằm. Vì vậy còn có tên gọi là Tết Thiếu Nhi.
Tết Đoàn Viên
- Đây là dịp những người con xa quê về thăm gia đình, cả nhà cùng nhau chuyện trò, tán gẫu, ôn lại kỉ niệm xưa và cùng nhâm nhi miếng bánh trung thu.
- Cùng ngắm nhìn những trẻ em náo nức, nô đùa bên những chiếc đèn lồng xinh xinh. Đây là khoảng thời gian đặc biệt và đáng nhớ nhất của mỗi người. Vì ai cũng đã từng có tuổi thơ hồn nhiên, được tung tăng chơi đùa, nhảy múa hát ca. Giờ đây tất cả chỉ còn là kỉ niệm. Nhưng truyền thống này sẽ còn mãi với thời gian, sẽ luôn hiện hữu trong lòng mỗi người dân đất Việt. Tên gọi Tết Đoàn Viên ra đời từ đây.
Nguồn gốc của Tết Trung Thu
Có rất nhiều nguồn tin và quan niệm về nguồn gốc của Tết Trung Thu, có người cho rằng ngày này bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng Tết Trung Thu có nguồn gốc từ Việt Nam.
Nguồn gốc Tết Trung Thu ở Trung Quốc
- Ở Trung Quốc, Tết Trung Thu được bắt nguồn từ thời nhà Đường. Năm ấy vào ngày rằm tháng tám trời trăng thanh gió mát, vua Huệ Tôn đi dạo ngoài thành vô tình gặp một vị tiê giáng thế dưới hình dạng ông lão râu tóc bạc phơ. Vị tiên hóa phép tạo thành chiếc cầu vồng, một đầu chạm mắt đất, một đầu giáp cung trăng để nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung trăng. Khi trở về trần thế nhà vua luyến tiếc phong cảnh hữu tình nơi cung quế, nên đã đặt ra ngày Tết Trung Thu tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Để vua gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ, thơ mộng trên cung trăng.
Nguồn gốc Tết Trung Thu ở Việt Nam
- Tết Trung Thu ở Việt Nam có sự tích từ câu chuyện "Chú Cuội cung trăng". Ngày xửa ngày xưa có một bác tiều phu tên là Cuội. Một hôm vào rừng Cuội thấy Cọp mẹ lấy một nắm lá móm cho đàn cọp con đang chết bỗng sống lại. Cuội bèn thử vặt một ít lá ấy mang về. Trên đường về gặp lão ăn mày nằm chết, Cuội đã kịp thời cứu sống ông lão. Hóa ra đây là một vị tiên ông, ông nói với Cuội: "Đây là cây đa thần có phép cải tử hoàn sinh, đừng tưới nước bẩn cây sẽ bay lên trời".
- Một lần Cuội cứu được con gái địa chủ và được gả con gái cho. Nhưng vì có tính hay quên vợ Cuội lỡ tiểu vào cây đa quý. Bỗng nhiên cây đa bật gốc bay lên trời, Cuội về thấy thế bám vào rễ cây đa và cùng bay lên cung trăng. Từ đó mỗi khi nhìn lên ánh trăng dường như nhìn thấy có người gồi dưới gốc đa. Ngày Tết Trung Thu được ra đời từ đó và tuổi thơ của mỗi chúng ta đều gắn liền với hình ảnh chú Cuội ngồi bên cung trăng.
Ý nghĩa của Tết Trung Thu
Ngày Tết Trung Thu là ngày hội lớn, chứa đựng rất nhiều ý nghĩa đối với mỗi con người Việt Nam.
Ngày hướng về cội nguồn
- Đây là dịp mỗi con cháu xa quê, gọi điện hỏi thăm tình hình gia đình, gửi gắm những món quà nhỏ, ý nghĩa dành cho ông bà, cha mẹ. Hay về thăm quê, thăm gia đình, có những bữa cơm quây quần bên những người thân yêu.
- Mọi gia đình đều chuẩn bị mâm lễ để dâng lên bàn thờ để bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên.
Ngày Tết của thiếu nhi
- Ngày này hàng năm, người lớn tổ chức những buổi ca hát, nhảy múa, chuẩn bị quà bánh, mua cho con cái những món đồ chơi hấp dẫn, cùng các con rước đèn ông sao, phá cỗ đêm hội trăng rằm. Giúp trẻ em có ngày Tết Trung Thu ý nghĩa, và có những kỉ niệm đáng nhớ.
Tiên đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia
- Trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, mà người ta còn thông qua hình dáng, màu sắc của trăng để dự đoán thời tiết, mùa màng năm ấy. Nếu trăng màu vàng, to tròn thì năm ấy sẽ được vụ mùa bội thu, còn trăng xanh, hay lục thì năm đó dễ xảy ra thiên tai bão lũ. Còn nếu trăng rằm màu cam thì năm đó nhân dân ấm no, đất nước thái bình.
Tết Trung Thu được tổ chức như thế nào?
- Vào ngày Tết Trung Thu mỗi gia đình Việt Nam sẽ làm mâm cỗ (cỗ chay hoặc cỗ mặn) để dâng lên ông bà tổ tiên bày tỏ lòng thành kính, biết ơn.
- Buổi tối sẽ tổ chức buổi lễ trông trăng, phá cỗ. Trong mâm cỗ gồm hoa quả, bánh kẹo, bánh nướng, bánh dẻo và ấm trà nóng để mọi người có thể quây quần, ăn quà bánh, trò chuyện cùng nhau.
- Tại ủy ban xã, nhà văn hóa, trung tâm thương mại lớn, trường học sẽ tổ chức lễ Trung Thu múa lân, diễn ra hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian, ca hát để tất cả mọi người cùng tham gia.
- Vào buổi tối trẻ em cùng nhau cầm chiếc đèn lồng xinh xắn đi chơi quanh làng, quanh phố, cùng đám bạn phá cỗ tưng bừng.
Tết Trung Thu dành cho lứa tuổi nào?
- Đây là ngày Tết Thiếu Nhi, vì vậy chủ yếu là dành cho trẻ em. Tất cả trẻ em đều mong đợi ngày này để được phát quà bánh, được cha mẹ mua cho những món đồ chơi yêu thích, chiếc đèn lồng xinh xắn, và những bộ quần áo đẹp. Đây là khoảnh khắc ghi lại dấu ấn trong lòng mỗi trẻ em, có lẽ không bao giờ quên.
- Tuy nhiên ngày này cũng là dành cho những người lớn ngồi cùng nhau ăn miếng bánh dẻo, bánh nướng, hoài niệm về quá khứ. Nhìn trẻ em vui đùa, hát ca cũng thấy được hình bóng của mình nhiều năm về trước.
Những điều khác biệt về ngày Tết Trung Thu ở một số quốc gia
Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ lớn của nhiều quốc gia châu Á. Mỗi nước đều có những nét văn hóa và phong tục riêng biệt. Hãy cùng Tử Vi Số Mệnh khám phá những điều đặc biệt nhé!
Tết Trung Thu ở Việt Nam
- Ở Việt Nam trẻ em được tham gia văn nghệ, cắm trại từ hôm 14 âm lịch đến hết ngày rằm tháng 8. Tất cả học sinh cấp 1 và cấp 2 đều được nghỉ học để tham gia buổi lễ.
- Mỗi gia đình đều làm mâm cơm cúng gia tiên vào buổi trưa rằm tháng 8. Vào buổi tối cả nhà cùng nhau đi chơi, phá cỗ trăng rằm.
- Vào ngày Trung Thu thường tổ chức lễ rước đèn ông sao, múa sư tử (múa lân). Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng cho tất cả mọi nhà. mọi gia đình.
- Món bánh truyền thống của Việt Nam là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh dẻo hình trò tượng trưng cho trời. Bánh Trung Thu có ý nghĩa rất lớn đối với văn hóa dân tộc. Vào ngày này mọi người thường tặng nhau những cặp bánh Trung Thu để thể hiện tình cảm gắn bó, gửi gắm lời chúc sức khỏe viên mãn, gia đình hạnh phúc.
Tết Trung Thu ở Trung Quốc
- Vào ngày này ở Trung Quốc sẽ treo những chiếc đèn lồng đỏ rực phố phường. Đây là ngày lễ lớn của Trung Quốc chỉ đứng sau Tết Nguyên Đán. Vào ngày này mọi người dân cùng nhau thưởng thức bánh Trung Thu truyền thống và cùng nhau đi ngắm phố phường, thả đèn hoa đăng bên bờ sông, thả đèn trời để mọi điều ước được trở thành hiện thực.
Tết Trung Thu ở Hàn Quốc
- Ở Hàn Quốc Tết Trung Thu còn được gọi là "Lễ Tạ Ơn". Các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau làm mâm lễ, dâng lên ông bà tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính biết ơn.
- Món ăn truyền thống ở đây bao gồm bánh gạo và rượu Sindoju.
Tết Trung Thu ở Triều Tiên
- Vào ngày này người dân nơi đây sẽ đi thăm mộ, cúng bái gia tiên. Mặc những trang phục đẹp nhất để đi chơi phố phường, cùng nhau ngắm trăng, ăn kẹo bánh, tổ chức ca hát.
- Món bánh nướng Muffin là món ăn truyền thống trong ngày Tết Trung Thu ở Triều Tiên.
Tết Trung Thu ở Nhật Bản
- Tại Nhật, Tết Trung Thu có tên gọi "Đêm 15" hoặc "Trăng Trung Thu". Và một năm tổ chức lễ Trung Thu 2 lần vào ngày 15 tháng 8 và ngày 13 tháng 10 âm lịch.
- Món ăn truyền thống ở đây là Tsukimi-Dango, một loại bánh làm từ bột gạo nếp, có màu trắng ngần, hình tròn. Ở Nhật ngày Trung Thu trùng với ngày thu hoạch mùa màng nên dân chúng nơi đây cùng nhau tổ chức lễ hội ngắm trăng, và để cảm ơn trời đất đã cho một vụ mùa bội thu.
Tết Trung Thu ở Thái Lan
- Ở Thái Lan Tết Trung Thu được gọi là "Lễ cầu trăng". Tại đây người dân làm bánh hình quả đào để dâng lên bàn thờ Phật cầu mong bình an, may mắn cho đại gia đình. Dân Thái cũng thường ăn bưởi và sầu riêng vào ngày này để mong có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc.
Tết Trung Thu ở Campuchia
- Ở đây người dân không đón Trung Thu vào rằm tháng 8 âm lịch mà tổ chức vào giữa tháng 12 âm lịch. Lễ hội này có tên là "Bái Nguyệt Tiết", cứ vào ngày này, khi mặt trăng vừa nhô lên, người dân nơi đây vái lạy mặt trăng để mong có cuộc sống ấm no, bình an và may mắn.
Tổng kết về ngày Tết Trung Thu
- Tết Trung Thu là ngày Tết có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam và người dân châu Á. Đây là ngày trẻ em nô nức, mong chờ, ngày trẻ em được nâng niu và yêu thương, ngày người lớn bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Ngày mà tất cả các gia đình Việt Nam được quây quần, sum họp bên nhau, trao nhau những lời chúc, gửi gắm tấm lòng đến những người thân yêu nhất.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Tết Trung Thu. Cảm ơn quý độc giả đã yêu mến và đồng hành cùng website Tử Vi Số Mệnh (tuvisomenh.com.vn) của chúng tôi trong suốt thời gian qua!
Tags: tết trung thu là gì tết Trung Thu diễn ra vào ngày nào nguồn gốc tết Trung Thu ý nghĩa tết Trung Thu món ăn ngày tết Trung Thu hoạt động ngày tết Trung Thu tết Trung Thu được tổ chức như thế nào tết Trung Thu dành cho những ai những điều thú vị về tết Trung Thu ngày lễ trong năm các ngày lễ trong năm
-
Tử Vi số Mệnh chuyên trang tử vi phong thuỷ cải biến vận hạn chuyên sâu hiệu quả!
- Tuvisomenh.com.vn -
-
Tử Vi Số Mệnh (tuvisomenh.com.vn) là trang web tra cứu Tử Vi – Phong Thủy hàng đầu tại Việt Nam. Các chuyên gia chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học dự báo của phương Đông và phương Tây, học thuyết âm dương ngũ hành kết hợp với bát quái và chiêm tinh học để đem tới những biện giải chính xác cho độc giả.
- https://tuvisomenh.com.vn
- tuvisomenh.com.vn@gmail.com
- https://facebook.com/tuvisomenhvietnam/
Xem ngày tốt xấu
Chú ý: Nhập theo ngày tháng dương lịch để tra cứu ngày tốt xấu được chính xác
{Bài viết cùng chủ đề}
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử ngày Quốc tế lao động 1/5
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6
- Tết Nguyên Đán là gì, nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên Đán là gì?
- Tết Dương Lịch là gì, nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Dương Lịch?
- Tết Nguyên Tiêu là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu?
- Lễ Giáng Sinh là gì, nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Giáng Sinh
- Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Lễ cúng Ông Táo là gì, nguồn gốc và ý nghĩa lễ cúng Ông Táo?
- Lễ Vu Lan là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan là gì?
- Tết Trung Thu là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu?
- Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ
- Ngày Trái Đất là gì, nguồn gốc và ý nghĩa ngày Trái đất
- Tết Hàn Thực là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực là gì?
- Lễ tình nhân (Valentine) là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ tình nhân
- Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945
- Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Lịch sử và ý nghĩa ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước
- Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử ngày Thương binh Liệt sĩ
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam
- Ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Doanh nhân Việt Nam
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam
- Ngày sinh và tiểu sử cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế Hạnh phúc
- Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Lễ Phật Đản là gì, ý nghĩa và nguồn gốc ngày lễ Phật Đản?
- Ngày Thầy thuốc Việt Nam là gì và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam
- Tết Đoan Ngọ là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ là gì?
- Văn khấn tạ mộ cuối năm đầy đủ và chi tiết
- Văn khấn thần tài thổ địa mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
- Văn khấn Rằm Tháng Giêng đầy đủ và chi tiết
- Văn khấn tạ năm mới đầy đủ và chi tiết
- Văn khấn Gia tiên ngày mùng 1 Tết đầy đủ và chi tiết
- Văn khấn tất niên cuối năm chuẩn và ngắn gọn nhất
- Bài cúng tết cổ truyền chuẩn và ngắn gọn
- Văn khấn cúng giao thừa đầy đủ và chi tiết
- Văn khấn hóa vàng đầy đủ và chi tiết
- Văn khấn giao thừa ngoài trời đầy đủ và chi tiết
- Văn khấn Tết Nguyên Tiêu đầy đủ và chi tiết
- Văn cúng Tết Nguyên Đán đầy đủ và chi tiết nhất
- Văn khấn Tết Trung Thu ngày Rằm tháng 8 đầy đủ và chi tiết
- Văn khấn lễ khai trương cửa hàng và công ty đầu năm mới
- Văn khấn lễ Thượng Thọ đầy đủ và chi tiết
- Văn cúng lễ cất nóc đầy đủ và chi tiết nhất
- Văn khấn ông Công ông Táo đầy đủ và chi tiết
- Văn khấn lễ tân gia đầy đủ và chuẩn xác
- Văn khấn tết Hàn Thực đầy đủ và chi tiết
- Bài khấn Nôm 23 tháng Chạp đầy đủ và chi tiết
- Văn khấn thần linh trong nhà ngày mùng 1 Tết
- Văn khấn tết Đoan Ngọ đầy đủ và chi tiết
- Văn khấn tết Hạ Nguyên đầy đủ và chi tiết
- Văn khấn tết Thanh Minh đầy đủ và chi tiết
- Ngày xá tội vong nhân là ngày gì và ý nghĩa ngày xá tội vong nhân
- Văn khấn cô hồn hàng tháng đầy đủ và chi tiết
{Bài viết xem nhiều cùng chủ đề}
- Hôm nay tốt hay xấu
- Ngày mai tốt hay xấu
- Xem ngày tốt xấu
- Xem ngày tốt xấu trong tháng
- Ngày tốt tháng 3 năm 2023
- Ngày tốt tháng 4 năm 2023
- Ngày tốt tháng 5 năm 2023
- Ngày tốt tháng 6 năm 2023
- Ngày tốt tháng 7 năm 2023
- Ngày tốt tháng 8 năm 2023
- Ngày tốt tháng 9 năm 2023
- Ngày tốt tháng 10 năm 2023
- Ngày tốt tháng 11 năm 2023
- Ngày tốt tháng 12 năm 2023
{Bài viết được xem nhiều}
- Bói tình yêu
- Con số may mắn hôm nay
- Lá số tử vi
- Bói bài hàng ngày
- Hôm nay tốt hay xấu
- Xem tuổi vợ chồng
- Ngày mai tốt hay xấu
- Xin xăm quan âm
- Xem tuổi sinh con
- Xin xăm quan thánh
{Bài viết mới nhất hôm nay}
- Mơ thấy nước là điềm báo gì và ứng với con số nào
- Giải mã giấc mơ thấy ma quỷ và con số may mắn
- Giải mã giấc mơ thấy tiền và con số may mắn
- Nằm mơ thấy người yêu là điềm báo gì và ứng với con số nào
- Giải mã giấc mơ thấy máu và con số may mắn
- Giải mã giấc mơ bị chó cắn và con số may mắn
- Giấc mơ thấy mèo là điềm báo gì và ứng với con số nào
- Giải mã giấc mơ thấy con lừa và con số may mắn
- Nằm mơ cháy nhà là điềm báo gì và ứng với con số nào
- Giải mã giấc mơ thấy đám ma và con số may mắn
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả. Mong rằng Tử Vi Số Mệnh luôn là địa chỉ tin cậy và yêu thích của bạn mỗi khi tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về phong thủy - tử vi.
Chúc quý độc giả và gia đình bình an, gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống!