Tử Vi Số Mệnh (tuVisomenh.com.vn) chuyên trang tử vi, phong thủy cải biến vận hạn. Vui lòng click nút 'XEM CHI TIẾT' để đọc toàn bộ bài viết 'Văn cúng Tết Nguyên Đán đầy đủ và chi tiết nhất' ở dưới đây!


(Tuvisomenh.com.vn) chuyên trang tử vi phong thủy đời sống cung cấp thông tin hữu ích mang lại trải nghiệm tốt nhất cho độc giả trong và ngoài nước.

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn và có ý nghĩa đặc biệt nhất trong năm. Tuy nhiên Tết Nguyên Đán là gì, có ý nghĩa ra sao, văn cúng Tết Nguyên Đán thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Tử Vi Số Mệnh (Tuvisomenh.com.vn) để biết thêm thông tin chi tiết.
Văn cúng Tết Nguyên Đán đầy đủ và chi tiết nhất
Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn và có ý nghĩa đặc biệt nhất trong năm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến thông qua những tên gọi Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Cả, Tết Ta. Tết Nguyên Đán là thời khắc chính thức khép lại năm cũ, bước sang năm mới đầy niềm vui, phấn khởi và hi vọng mới.
Nguồn gốc xuất hiện Tết Nguyên Đán
- Hiện nay có rất nhiều thông tin và ý kiến trái chiều liên quan đến nguồn gốc xuất hiện Tết Nguyên Đán. Có tài liệu cho rằng, Tết Nguyên Đán được bắt nguồn từ Trung Hoa Cổ Đại, từ thời một nghìn năm Bắc Thuộc, sau đó dần du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, theo sự tích Bánh Chưng Bánh Giày, từ thời vua Hùng đã xuất hiện tập tục văn hóa này, vì vậy ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.
Văn cúng Tết Nguyên Đán đầy đủ và chi tiết nhất
Ý nghĩa Tết Nguyên Đán
- Tết Nguyên Đán là khởi đầu của năm mới đầy sức sống, là tiết trời xuân trong lành ấm áp, là sự giao thoa của thiên nhiên, đất trời, con người và thần linh, trong những ngày này làm bất cứ việc gì cũng được thần linh che chở, phù hộ độ trì cho mọi việc dưới nhân gian.
- Tết Nguyên Đán là dịp để những người con xa quê được về sum họp, đoàn tụ bên gia đình thân yêu. Cả nhà cùng nhau quây quần bên bếp lửa, bên bữa cơm gia đình ấm áp, cùng nhau ôn lại kỉ niệm cũ, chia sẻ những vui buồn, ngọt bùi trong năm cũ, cùng hướng tới một năm mới bình an, may mắn và tràn đầy nhiệt huyết.
- Đây là ngày con cháu có thể bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với ông bà, tổ tiên bằng những món quà ấm áp và ý nghĩa. Đồng thời đại gia đình cùng nhau sửa soạn hương hoa lễ phẩm dâng lên các vị thần linh, cảm ơn những năm qua đã che chở, phù hộ cho các thành viên trong nhà được bình an, may mắn.
- Có rất nhiều quan niệm cho rằng, ngày đầu năm là ngày khởi đầu của sự may mắn, thành công, xua tan đi những điều xui xẻo trong năm cũ, vì vậy những ngày đầu năm thường được mọi người lựa chọn làm ngày xuất hành, khởi nghiệp.
Tết Nguyên Đán diễn ra vào khoảng thời gian nào?
- Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, thường diễn ra sau tết dương lịch khoảng một tháng. Thông thường, Tết Nguyên Đán sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 1 dương lịch đến giữa tháng 2 dương lịch và diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 âm lịch.
- Đối với những người lao động trong Tết Nguyên Đán sẽ được nghỉ từ ngày 28 âm lịch đến ngày mùng 5 âm lịch. Mọi công ty, doanh nghiệp, nhà nước sẽ kết thúc Tết Nguyên Đán vào ngày mùng 5 và lấy ngày mùng 6 trong năm là ngày khởi đầu xuất hành công việc. Đây có lẽ là khoảng thời gian mà mỗi người con xa quê háo hức, mong chờ nhất, bởi là dịp đoàn viên, sum vầy, quây quần cùng gia đình sau bao ngày xa cách.
Phong tục tập quán ngày Tết Nguyên Đán
Trong ngày Tết Nguyên Đán có rất nhiều phong tục tập quán thú vị và mang đậm nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Văn cúng Tết Nguyên Đán đầy đủ và chi tiết nhất
Cúng ông Công, ông Táo
- Đây là nghi lễ được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi nhà đều sắm sửa hương hoa lễ phẩm, cá chép để cúng ông Táo về trời, báo cáo tình hình hạ giới trong một năm vừa qua.
Gói bánh chưng, bánh tét hay làm mứt tết
- Bánh chưng, bánh tét và mứt tết là những món ăn truyền thống trong tết cổ truyền. Thông thường vào ngày cuối năm, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau gói bánh chưng, bánh tét và làm những món mứt đặc biệt, mang đậm hương vị dân tộc. Đồng thời đây cũng là cơ hội gắn kết tất cả các thành viên lại gần nhau, cùng nhau chia sẻ, tâm sự những chuyện vui buồn trong suốt năm qua.
Lau dọn, sửa sang nhà cửa, bàn thờ gia tiên
- Theo quan niệm dân gian, việc dọn dẹp nhà cửa giúp xua đuổi vận đen theo đuổi của năm cũ, chào đón một năm mới tốt đẹp và nhiều may mắn.
Tảo mộ
- Trong những ngày cuối năm, con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau ra mộ để lau dọn, sửa soạn nhang khói, trình báo những việc trong năm vừa qua. Đây là việc làm vô cùng thiêng liêng, không chỉ mang đậm ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà, gia tiên và những người đã khuất.
Cúng tất niên
- Đây là nghi lễ diễn ra vào ngày cuối cùng trong năm, chính thức kết thúc một năm cũ, chuẩn bị chào đón năm mới đầy sức sống và may mắn.
Cúng giao thừa
- Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đây có lẽ là phút giây thiêng liêng nhất trong năm, báo hiệu năm cũ qua đi, chính thức bước sang năm mới với nhiều niềm vui và hi vọng.
Xông đất, xông nhà
- Sau nghi lễ cúng giao thừa sẽ là phong tục xông đất, xông nhà. Người xông đất, xông nhà chính là người đầu tiên bước vào nhà trong thời khắc chuyển sang năm mới. Theo quan niệm dân gian, nếu người xông đất, xông nhà hợp tuổi, hợp mệnh gia chủ và lưu niên sẽ giúp cả năm luôn được thuận lợi, suôn sẻ, cầu được ước thấy và vạn sự hanh thông.
Đốt pháo hoa
- Đây có lẽ là khoảnh khắc người người, nhà nhà háo hức mong chờ nhất bởi được chứng kiến những màn trình diễn pháo hoa lung linh sắc màu, chính thức khép lại năm cũ, chào đón năm mới với sự tươi sáng như những bông pháo hoa rực rỡ trên bầu trời đêm giao thừa.
Chúc tết, mừng tuổi
- Trong những ngày đầu xuân năm mới, mọi người sẽ dành cho nhau những câu chúc hay, những lời chúc tốt đẹp với hi vọng năm mới được bình an, hạnh phúc và may mắn. Đặc biệt hơn cả, trong ngày đầu năm con cháu sẽ mừng tuổi ông bà, chúc ông bà thêm tuổi mới bình an, khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi. Trẻ em háo hức, mong chờ được nhận những phong bao lì xì đỏ may mắn và những lời chức ý nghĩa đến từ người thân trong nhà.
Đi lễ chùa đầu năm
- Mỗi dịp đầu xuân năm mới, các thành viên trong gia đình thường đi lễ chùa đầu năm để cầu lộc, cầu tài, cầu bình an cho bản thân và đại gia đình. Mong một năm được suôn sẻ, công việc thuận lợi, tình duyên rộng mở, sức khỏe hanh thông, tài lộc dồi dào và thuận buồm xuôi gió.
Văn cúng Tết Nguyên Đán
Sau đây Tử Vi Số Mệnh sẽ cung cấp cho quý độc giả trọn bộ văn khấn Tết Nguyên Đán đầy đủ và chi tiết nhất.
Văn cúng Tết Nguyên Đán đầy đủ và chi tiết nhất
Văn cúng ông Công, ông Táo
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương.
- Con xin kính lạy Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
- Hôm nay là ngày......tháng Chạp, năm.....
- Gia chủ con là.........tuổi..........quê quán.........
- Chúng con có mâm hoa quả mới, tiền vàng, áo mũ dâng lên Táo Phủ Thần Quân, một lòng thành tâm kính mong các ngài hiển linh chứng giám.
- Cầu xin các chư vị đại thần bỏ qua cho những thiếu sót, tội lỗi của chúng con trong suốt một năm vừa qua. Cầu mong Tôn thần phù hộ độ trì cho bách tính trăm họ được gia đạo êm ấm, sức khỏe hanh thông, tài lộc dồi dào và thuận buồm xuôi gió.
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Văn cúng tạ mộ cuối năm
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
- Con xin kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
- Con xin kính lạy Đức Thánh Thần Chư vị Đại Vương
- Con xin kính lạy Ông Thổ Đất, bà Thổ Cát cùng thần Ngũ phương, Ngũ Thổ long mạch Tôn Thần.
- Hôm nay là ngày......tháng Chạp, năm.......
- Gia chủ con là..........tuổi.........quê quán.........
- Chúng con có hương hoa lễ vật, tiền vàng mũ áo dâng lên các Chư vị đại thần cùng các vong linh.........(Tên, tuổi người đã khuất).
- Hôm nay ngày cuối năm, năm hết tết đến, gia chủ chúng con xin kính lạy các vị thần linh, ông bà gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu dương trần có sức khỏe dồi dào, gia đạo êm ấm, an khang thịnh vượng.
- Chúng con một lòng thành tâm, cúi xin thần linh chứng giám.
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Văn cúng tất niên trong nhà
- Con xin kính lạy các chư vị đại thần, ông thổ đất bà tổ cát ngụ tại đất này.
- Con lay Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, ông bà gia tiên.
- Hôm nay là ngày......tháng....năm.....
- Gia chủ con là.......quê quán.........
- Năm cũ đã qua, năm mới sắp đến, chúng con có hương hoa lễ phẩm, mâm cơm canh, một lòng thành tâm dâng lên các chư vị đại thần, trình báo tổ tiên. Cúi xin gia tiên, các vị tôn thần chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho gia quyến luôn được thuận lợi, may mắn, sức khỏe dồi dào, tấn tài, tấn lộc và thuận buồm xuôi gió.
Văn cúng tất niên ngoài trời
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, Chư Phật mười phương.
- Con xin kính lạy các chư vị đại thần.
- Con xin kính lạy Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Táo Quân, Ông Thổ Đất, bà Thổ Cát.
- Hôm nay là ngày.....tháng Chạp năm....
- Tín chủ con là.......tuổi......quê quán......
- Đây là thời khắc kết thúc năm cũ, chào đón năm mới. Con xin kính lạy các vị đại thần hiển linh, chứng giám, bảo vệ, che chở bách tính trăm họ, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, nhà nhà no ấm, già trẻ lớn bé được mạnh khỏe, bình an. Chúng con một lòng thành tâm, sắm sửa hương hoa lễ phẩm, cơm canh thịnh soạn dâng lên các chư vị Tôn thần. Cầu xin các ngài chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho gia quyến chúng con được mạnh khỏe, bình an, vạn sự như ý và cầu được ước thấy.
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Văn cúng giao thừa trong nhà
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương.
- Con lạy Quan Thế Âm Bồ Tát, Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân và các chư vị đại thần.
- Con lạy ông Thổ Đất, bà Thổ Cát ngụ tại đất này.
- Con xin kính lạy ông bà gia tiên nội tộc, ngoại tộc.
- Bây giờ là thời khắc giao thừa kết thúc năm.......bước sang năm mới......
- Gia chủ con là........(Các thành viên trong gia đình), quê quán........
- Chúng con sửa soạn hương hoa quả mới, tâm thành lễ mọn dâng lên Ngài Thành hoàng chư vị Đại Vương, Thần linh Thổ địa, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo phủ Thần quân và các chư vị Tôn thần hiển linh, hưởng thụ lễ vật.
- Con xin kính lạy ông bà gia tiên, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Thúc bá Huynh đệ nội tộc, ngoại tộc hiển linh.
- Cầu cho một năm 4 tiết, 1 tháng 2 tuần được bình yên, gia đạo êm ấm, cầu được ước thấy, sức khỏe dồi dào, tài lộc hưng vượng, vạn sự như ý.
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Văn cúng giao thừa ngoài trời
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật, chư Phật mười phương.
- Con lạy Quan Thế Âm Bồ Tát, Hoàng Thiên, Hậu Thổ cùng chư vị đại thần.
- Con lạy các thần Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo Quân, Thần linh Thổ địa ngụ tại đất này.
- Bây giờ là thời khắc giao thừa kết thúc năm.......bước sang năm mới......
- Gia chủ con là...........(Các thành viên trong gia đình), quê quán........
- Chúng con có mâm hoa quả mới, tiền vàng lễ vật dâng lên trước án, kính mong các chư vị Tôn thần hiển linh, chứng giám.
- Chúng con xin kính mời Quan Thế Âm Bồ Tát, Thành hoàn chư vị đại vương, các ngài Thần linh Thổ địa, thần Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch , cùng các vị thần linh cai quản đất này hiển linh, hưởng thụ lễ vật. Chúng con lễ mọn tâm thành, một lòng thành tâm cầu xin một năm an khang thịnh vượng, thuận buồm xuôi gió và vạn sự hanh thông.
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Văn cúng mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết
- Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
- Con kính lạy các vị gia tiên, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Thúc bá Huynh Đệ, Cô di Tỷ muội.
- Gia chủ con là........quê quán...........
- Hôm nay là ngày mùng (1, 2, 3) năm......(âm lịch)
- Chúng con có hương hoa quả mới, cơm canh thịnh soạn kính dâng lên các chư vị Tôn thần, ông bà gia tiên hiển linh trước án, hưởng thụ lễ vật.
- Cầu cho năm mới suôn sẻ, an khang thịnh vượng, gia đạo êm ấm, 4 mùa hanh thông, gia quyến trên trần được bình an vô sự, gặp nhiều may mắn, tài lộc dồi dào, gặp dữ hóa lành, gặp hung hóa cát.
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Văn cúng hóa vàng
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật, chư Phật mười phương.
- Con lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân cùng các chư vị đại thần.
- Con lạy ông Thổ đất, bà Thổ cát ngụ tại đất này.
- Con lạy ông bà gia tiên, Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, Thúc bá huynh đệ, nội tộc, ngoại tộc.
- Hôm nay là ngày........tháng Giêng, năm.......
- Gia chủ con là........quê quán...........
- Chúng con có mâm hoa quả mới, cơm canh thịnh soạn dâng lên các chư vị Tôn thần cùng ông bà gia tiên. Hôm nay chúng con xin thiêu hóa kim ngân, tạ lễ thần linh.
- Kính mong các ngài hiển linh, hưởng thụ lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con được an khang thịng vượng, vạn sự như ý, sức khỏe dồi dào, gia đạo êm ấm, một năm 4 mùa được bình an, may mắn và vạn sự hanh thông.
- Chúng con một lòng thành tâm, lễ mọn tâm thành cúi xin các vị thần linh chứng giám,
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Những điều lưu ý trong ngày Tết Nguyên Đán
Ông bà ta vẫn thường có câu: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", trong ngày Tết Nguyên Đán nên lưu ý những điều sau đây để tránh gặp những phiền toái, rủi ro và vận hạn khó lường, hướng đến tương lai tốt đẹp và tươi sáng.
Văn cúng Tết Nguyên Đán đầy đủ và chi tiết nhất
- Trong ngày mùng 1, đầu xuân năm mới, kiêng quét nhà, đổ rác, bởi có quan niệm cho rằng như vậy sẽ làm tiêu tán tài lộc, quét hết vận may ra bên ngoài.
- Mâm cỗ cúng Tết Nguyên Đán không cần quá trang trọng, hoành tráng nhưng cũng không nên quá sơ sài, thiếu thốn.
- Không cho người khác lửa và nước ngày đầu năm.
- Kiêng làm rơi vỡ đồ đạc và vật dụng trong nhà.
- Kiêng gây gổ, cãi cọ, mâu thuẫn trong những ngày đầu năm.
- Ngày Tết Nguyên Đán nên mặc quần áo sáng sủa, nếu chọn màu sắc hợp tuổi, hợp bản mệnh thì càng tốt.
- Không vay mượn tiền bạc vào những ngày tết cổ truyền.
- Người đang chịu tang không nên đi chúc tết.
Kết luận
- Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với mỗi người dân đất Việt. Đây là thời điểm mọi người háo hức và mong chờ nhất trong năm, bởi tết cổ truyền mọi người được tận hưởng một kỳ nghỉ lễ dài, con cháu xa gần được về quay trở về quê hương đoàn tụ cùng gia đình, họ hàng sau một thời gian dài xa cách, cùng hàn huyên, kể nhau nghe những câu chuyện buồn vui, trút bỏ được mọi âu lo, suy nghĩ và muộn phiền. Đây là thời gian để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn và cùng tận hưởng khoảnh khắc năm mới vui vẻ, ấm áp bên những người thân yêu.
Văn cúng Tết Nguyên Đán đầy đủ và chi tiết nhất
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về Tết Nguyên Đán và văn khấn ngày Tết Nguyên Đán. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Tử Vi Số Mệnh (Tuvisomenh.com.vn) của chúng tôi trong suốt thời gian qua!
Văn cúng Tết Nguyên Đán đầy đủ và chi tiết nhất