Tử Vi Số Mệnh (TuVisomenh.com.vn) chuyên trang tử vi, phong thủy cải biến vận hạn. Vui lòng click nút 'XEM CHI TIẾT' để đọc toàn bộ bài viết 'Văn khấn lễ động thổ đầy đủ và chi tiết' ở dưới đây!


Tử Vi Số Mệnh gửi lời chào đến quý độc giả!
(Tuvisomenh.com.vn) chuyên trang tử vi phong thủy đời sống cung cấp thông tin hữu ích mang lại trải nghiệm tốt nhất cho độc giả trong và ngoài nước.

"Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà" là 3 việc trọng đại của cuộc đời mỗi người. Vì vậy trước khi tiến hành xây nhà dựng cửa cần làm lễ cúng động thổ trình báo thần linh với hi vọng mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi. Tuy nhiên cúng động thổ là gì, mâm lễ cúng và văn khấn lễ động thổ ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Tử Vi Số Mệnh (Tuvisomenh.com.vn) để biết thêm thông tin chi tiết.
Văn khấn lễ động thổ đầy đủ và chi tiết
Lễ động thổ là gì?
- Lễ động thổ là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng trong việc xây nhà dựng cửa, xây dựng cầu đường hay các công trình lớn, đây là nghi thức trình báo thần linh xin phép được động thổ, xây dựng tại nơi đó, giúp quá trình xây dựng được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và gặp nhiều may mắn.
Nguồn gốc lễ động thổ
- Lễ động thổ được bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại, vào thời vua Hán Vũ. Khi ấy mỗi khi có chuyện đại sự, nhân dân, triều đình thường chỉ làm lễ tế thần linh trên trời mà không cúng bái thần linh dưới đất. Vua Hán Vũ cho rằng như vậy là mạo phạm với thần thổ địa, thổ công. Từ đó trở đi, vua Hán Vũ bắt đầu ban hành nghi lễ cúng Thần Đất, Thổ Địa.
- Mỗi khi tiến hành xây dựng, gia chủ, chủ công trình thường ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm, cầu bái Thiên Địa, sau đó cuốc xuống đất xin phép Thần Đất cho phép được xây nhà, dựng cửa, xây dựng công trình.
Văn khấn lễ động thổ đầy đủ và chi tiết
Ý nghĩa lễ cúng động thổ
- Lễ động thổ là nghi lễ vô cùng quan trọng, mang đậm ý nghĩa văn hóa và tâm linh của dân tộc Việt Nam. Việc cúng lễ động thổ giúp quá trình xây dựng được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, an toàn, gia chủ cũng luôn được may mắn, gia đạo êm ấm, công thành danh toại và vạn sự hanh thông.
- Việc cúng lễ động thổ không chỉ giúp ngôi nhà mãi bền vững với thời gian mà còn giúp chiêu tài, đón lộc, gia tăng cát khí và thành công cho mọi thành viên trong gia đình.
- Lễ động thổ còn thể hiện sự đầu cuối, trước sau của gia chủ, cũng là ngày trình báo thần linh, mong được thần linh che chở, phù hộ độ trì, giúp gia chủ luôn cảm thấy an tâm, tự tin và thoải mái, hướng đến cuộc sống tốt đẹp và tươi sáng.
Mâm lễ cúng động thổ
Mâm lễ cúng động thổ được sắm sửa, chuẩn bị tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình và văn hóa của từng vùng miền. Mâm lễ cúng động thổ không cần quá long trọng, hoành tráng, nhưng cũng không nên quá sơ sài, thiếu thốn.
Văn khấn lễ động thổ đầy đủ và chi tiết
- 1 con gà luộc
- Bộ tam sên (Thịt lợn luộc, tôm luộc, trứng luộc)
- Xôi, chè
- Trái cây
- Hoa tươi
- Bánh kẹo
- Gạo, muối
- Trầu cau, rượu, trà, thuốc lá
- 1 bộ quần áo thần linh màu đỏ, mũ, ngựa, hài đỏ
- 1 đinh vàng hoa, 3 đinh tiền vàng, tiền, vàng mã, hương thơm, nến thơm
- 2 cây nến hoặc 2 cây đèn
Văn khấn lễ động thổ
Sau đây Tử Vi Số Mệnh sẽ cung cấp tới quý độc giả bài văn khấn lễ động thổ đầy đủ và chi tiết nhất!
Văn khấn lễ động thổ đầy đủ và chi tiết
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật, con lạy chư Phật mười phương.
- Con lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, thần linh Thổ địa, Long Mạch, Táo Quân cùng các chư vị Tôn thần.
- Hôm nay là ngày.........tháng.........năm (Âm lịch, dương lịch)
- Gia chủ con là...........Tuổi.............Quê quán............
- Chúng con sắm sửa lễ vật, hương hoa quả mới, mâm cơm thịnh soạn dâng lên các chư vị Tôn thần. Hôm nay là ngày lành tháng tốt, giờ đẹp năm như ý,chúng con xin phép được tiến hành động thổ. Cúi xin các vị thần linh hiển linh, chứng giám, hưởng thụ lễ vật, che chở, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con.
- Chúng con kính mời thần linh Thổ địa, Thiên Hoàng, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân và chư vị Tôn thần ngụ tại đất này chứng giám lòng thành, phù hộ cho quá trình động thổ, xây dựng được suôn sẻ, bình an, gia đạo êm ấm, đón mọi việc lành, tránh mọi điềm dữ, mọi việc thuận lợi và vạn sự hanh thông.
- Chúng con lễ mọn tâm thành cúi xin các vị thần linh chứng giám.
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Quy trình tiến hành lễ động thổ
Để có một buổi lễ động thổ hoàn chỉnh, đầy đủ, tránh sự thiếu sót, mỗi gia đình nên tuân thủ theo quy trình sau:
Văn khấn lễ động thổ đầy đủ và chi tiết
- Trước khi tiến hành làm lễ động thổ, gia chủ cần xem xét, lựa chọn ngày đẹp, giờ tốt, năm đẹp hợp tuổi, hợp mệnh gia chủ, giúp quá trình động thổ được suôn sẻ, thuận lợi.
- Sắm sửa, bày biện đầy đủ lễ vật bao gồm mâm cúng gia tiên, mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên và một mâm cúng thần linh ngoài trời.
- Khi đặt lễ cần cẩn thận xem xét để tránh thiếu sót, đặt lễ trong nhà trước rồi đến mâm lễ ngoài trời. Mâm lễ cúng cần được bày biện đẹp đẽ, gọn gàng và tỉ mỉ, như thế mới thể hiện được lòng thành tâm của gia chủ.
- Chủ nhà sẽ tiến hành thắp hương tại bàn thờ gia tiên và mâm lễ ngoài trời.
- Đọc văn khấn, trình báo xin được động thổ (Gia chủ có thể thực hiện nghi lễ này, hoặc có thể nhờ những thầy phong thủy có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc cúng lễ)
- Sau khi cúng lễ xong, gia chủ (hoặc người được mượn tuổi), cuốc vài cuốc xuống đất.
- Chờ hết một tuần nhang, gia chủ khấn vái, xin tiền vàng trên bàn thờ và mâm lễ ngoài trời đem hóa, sau đó xin lễ vật xuống.
Những điều lưu ý trong lễ động thổ
"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", trong lễ động thổ nên lưu ý những điều sau đây để luôn gặp thuận lợi, may mắn, cũng như hạn chế, hóa giải mọi điều xui xẻo, rủi ro và tai ương khó lường.
Văn khấn lễ động thổ đầy đủ và chi tiết
- Chọn năm đẹp, hợp tuổi, hợp mệnh gia chủ, hoặc gia chủ không được năm làm nhà, có thể xem xét đến việc mượn tuổi làm nhà. Đặc biệt, tuổi chủ nhà (hoặc người được mượn tuổi không phạm phải hạn Tam Tai, Thái Tuế hay Hoang Ốc)
- Lễ động thổ nên tiến hành vào ngày lành, tháng tốt và khung giờ hoàng đạo.
- Trong buổi lễ động thổ, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm, một lòng thành tâm, chắp tay cầu khấn thì mọi ước nguyện mới được linh ứng.
- Tránh làm rơi vỡ đồ đạc, vật phẩm cúng lễ.
- Tránh gây gổ, cãi vã và mâu thuẫn trong ngày làm lễ động thổ.
- Không nên nói những lời xui xẻo, rủi ro khiến mọi người lo lắng, bất an.
- Mâm lễ cúng động thổ nên được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất, không nên quá sơ sài, thiếu thốn.
Kết luận
- Lễ động thổ là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong quá trình xây nhà dựng cửa hay xây dựng công trình lớn, đồng thời trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Việc cúng lễ động thổ giúp quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, an toàn, giúp gia đạo hưng vượng, tài lộc dồi dào, bình an, mạnh khỏe và thuận buồm xuôi gió.
Văn khấn lễ động thổ đầy đủ và chi tiết
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ động thổ và văn khấn lễ động thổ. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Tử Vi Số Mệnh (Tuvisomenh.com.vn) của chúng tôi trong suốt thời gian qua!
Văn khấn lễ động thổ đầy đủ và chi tiết