Tử Vi Số Mệnh (tuvisomenh.com.vn) chuyên trang tử vi, phong thủy cải biến vận hạn. Vui lòng click nút 'XEM CHI TIẾT' để đọc toàn bộ bài viết 'Văn khấn đầy tháng và thôi nôi cho bé' ở dưới đây!


Tử Vi Số Mệnh gửi lời chào đến quý độc giả!
(Tuvisomenh.com.vn) chuyên trang tử vi phong thủy đời sống cung cấp thông tin hữu ích mang lại trải nghiệm tốt nhất cho độc giả trong và ngoài nước.

Con cái là món quà vô giá của cha mẹ, vì vậy khi được đầy tháng, đầy năm mỗi gia đình đều tổ chức cúng lễ đầy tháng và thôi nôi với hi vọng bé luôn được mạnh khỏe, bình an và gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên lễ cúng đầy tháng, thôi nôi là gì, có ý nghĩa ra sao, văn khấn như thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Tử Vi Số Mệnh (Tuvisomenh.com.vn) để biết thêm thông tin chi tiết.
Văn khấn đầy tháng và thôi nôi cho bé
Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi là gì?
Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi là một trong những nghi lễ quen thuộc, phổ biến đối với mỗi gia đình Việt Nam. Đây là buổi lễ cúng 12 bà mụ, cảm ơn các vị thần linh đã bảo vệ, che chở cho đứa trẻ được bình an, mạnh khỏe và may mắn. Buổi lễ này được diễn ra khi bé vừa tròn 1 tháng và tròn 1 năm tuổi.
Nguồn gốc lễ cúng đầy tháng, thôi nôi
- Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi xuất phát từ các địa phương vùng đồng bằng Nam Bộ, dần dần trở thành một trong những phong tục tập quán và nét đẹp của toàn thể dân tộc Việt Nam. Trong buổi lễ này, gia đình thường sắm sửa hương hoa quả mới và lễ vật dâng lên các vị thần linh và 12 bà mụ đã nâng đỡ, che chở cho đứa bé. Đồng thời tổ chức tiệc để chiêu đãi gia đình, họ hàng nội ngoại, bạn bè và người thân.
- Sau khi tổ chức cúng lễ thần linh xong, cha mẹ sẽ đưa những vật dụng đã được chuẩn bị sẵn như tiền, vàng, lược, ô tô, máy tính, xôi, kéo, giấy, bút...để bé chọn lựa. Bởi theo quan niệm dân gian, những đồ bé chọn trong ngày thôi nôi sẽ ứng vào ngành nghề, công việc và sự nghiệp trong tương lai của bé.
Văn khấn đầy tháng và thôi nôi cho bé
Ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng, thôi nôi
- Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi là nghi lễ mà gia đình tổ chức nhằm thể hiện lòng thành kính biết ơn, cảm tạ trời đất, cảm tạ thần linh và 12 bà mụ đã bảo vệ, nâng đỡ, chở che cho đứa bé được bình an, mạnh khỏe, ăn ngon ngủ kĩ, gặp nhiều may mắn trong suốt những chặng đường đời.
- Bên cạnh đó, lễ cúng đầy tháng, thôi nôi còn tạo ra bầu không khí vui tươi, hạnh phúc, là dịp gắn kết, kết nối các thành viên trong gia đình lại gần nhau hơn, mọi người cùng nhau quây quần bên bữa cơm ấm áp, cùng nhau trò chuyện, chúc phúc cho bé luôn được bình an, may mắn và thành công.
Thời gian tổ chức lễ đầy tháng, thôi nôi
- Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi được tổ chức khi bé vừa tròn 1 tháng hay 1 năm và thông thường sẽ được tính theo âm lịch. Ngày cúng đầy tháng có nghĩa là bé tròn một tháng, ví dụ trong tháng có 30 ngày, nếu bé sinh vào ngày mùng 1 thì ngày đầy tháng sẽ là ngày 30.
- Ngày cúng thôi nôi có nghĩa là ngày bé chính thức tạm biệt chiếc nôi quen thuộc, chính thức có tuổi, bước sang tuổi mới. Lễ thôi nôi còn được gọi là lễ sinh nhật, được tổ chức khi bé vừa tròn 1 năm tuổi.
- Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi thường được diễn ra vào khoảng thời gian sáng sớm hay xế chiều, bởi đây là những khung giờ cát lành và may mắn nhất. Tuy nhiên tùy thuộc vào năm sinh, tháng sinh của bé mà cha mẹ có thể xem xét, lựa chọn khung giờ tổ chức lễ đầy tháng, thôi nôi cho bé, giúp buổi lễ được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, cũng như giúp cuộc sống, tương lai của bé luôn được bình an, may mắn và vạn sự hanh thông.
Mâm lễ cúng đầy tháng, thôi nôi
Mâm lễ cúng đầy tháng, thôi nôi được chuẩn bị tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và văn hóa vùng miền. Tuy nhiên mâm lễ cúng không cần quá long trọng, hoành tráng, nhưng cũng không nên quá sơ sài, thiếu thốn.
Văn khấn đầy tháng và thôi nôi cho bé
Mâm cúng đầy tháng, thôi nôi
- 12 bát chè, 12 bát xôi cúng 12 bà Mụ
- 12 miếng trầu, 12 miếng cau
- 1 con gà luộc
- Mâm ngũ quả
- Cháo
- Nước, rượu, trà
- Hoa tươi
- Nến thơm, hương thơm
- Bánh kẹo
- Tiền vàng mã
- 12 đôi hài xanh
Mâm lễ cúng bàn thờ Phật
- Xôi, chè
- Hoa tươi
- Mâm ngũ quả
- Nước tinh khiết
- Nến thơm, hương thơm
Văn khấn lễ đầy tháng, thôi nôi
Sau đây Tử Vi Số Mệnh sẽ cung cấp cho quý độc giả bài văn khấn lễ đầy tháng, thôi nôi đầy đủ và chi tiết nhất!
Văn khấn đầy tháng và thôi nôi cho bé
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn
- Con lạy Đệ nhất Thiên Tỷ
- Con lạy Đệ Nhị Thiên Đế
- Con lạy Đệ Tam Thiên Mụ
- Con lạy các vị Tiên Nương, chư vị Tôn thần
- Hôm nay là ngày........tháng.......năm.......( Âm lịch, dương lịch)
- Gia đình con gồm........(Tên tuổi các thành viên trong gia đình), sinh được tiểu nhi...........
- Quê quán.......
- Hôm nay ngày lành tháng tốt, ngày bé đầy tháng (hoặc đầy năm), gia đình chúng con có hương hoa quả mới, lễ vật tâm thành dâng lên các vị thần linh, các vị Tiên Nương, chư vị Tôn thần.
- Chúng con tạ ơn các vị thần linh, các vị Tiên Nương, chư vị Tôn thần, Quan Thế Âm Bồ Tát, thần linh Thổ địa, vong linh nội tộc, ngoại tộc đã ban tặng tiểu nhi.......cho gia đình chúng con.
- Chúng con cầu xin các vị Tiên Nương, Bồ Tát, chư vị Tôn thần hiển linh, chứng giám, hưởng thụ lễ vật, phù hộ độ trì cho tiểu nhi được bình an, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn, tương lai sáng lạng, công thành danh toại và vạn sự hanh thông.
- Chúng con lễ mọn tâm thành, một lòng thành tâm, cúi xin các ngài chứng giám.
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Những lưu ý trong ngày lễ đầy tháng, thôi nôi
Ông bà ta vẫn thường có câu: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Trong lễ cúng đầy tháng, thôi nôi nên lưu ý những điều sau đây để luôn gặp thuận lợi, suôn sẻ, may mắn, cũng như hạn chế, phòng tránh được mọi điều xui xẻo, rủi ro và tai ương khó lường.
Văn khấn đầy tháng và thôi nôi cho bé
- Nên chọn khung giờ đẹp, giờ tốt để tiến hành cùng lễ đầy tháng, thôi nôi. Tuyệt đối không nên tổ chức vào giờ xấu, giờ hắc đạo trong ngày.
- Chuẩn bị đầy đủ hương hoa lễ vật dâng lên thần linh, mâm lễ không cần quá cầu kỳ, long trọng nhưng cũng không nên quá sơ sài, thiếu thốn.
- Nên in sẵn bài văn khấn lễ đầy tháng, thôi nôi để tránh lúng túng, thiếu sót trong việc cúng lễ.
- Vào ngày cúng đầy tháng, thôi nôi, tất cả mọi người nên dành những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho đứa trẻ và gia đình.
- Tránh làm rơi vỡ đồ đạc, vật phẩm cúng lễ.
- Tránh nói những lời xui xẻo, rủi ro trong ngày lễ đầy tháng, thôi nôi khiến tất cả mọi người đều lo lắng, bất an.
- Không nên gây gổ, cãi vã và mâu thuẫn trong ngày lễ đầy tháng, thôi nôi.
Kết luận
- Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi là một trong những nghi lễ đặc biệt và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình Việt Nam. Tổ chức lễ cúng đầy tháng, thôi nôi không chỉ để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến ông bà gia tiên và các vị thần linh đã che chở, bảo vệ, phù hộ độ trì cho đứa trẻ, mà còn để cầu bình an, may mắn và cát lành cho đứa bé, giúp bé luôn được khỏe mạnh, thông minh và hạnh phúc.
Văn khấn đầy tháng và thôi nôi cho bé
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ cúng đầy tháng, thôi nôi và bài văn khấn đầy tháng, thôi nôi. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Tử Vi Số Mệnh (Tuvisomenh.com.vn) của chúng tôi trong suốt thời gian qua!
Văn khấn đầy tháng và thôi nôi cho bé