Tử Vi Số Mệnh (tuvisomenh.com.Vn) chuyên trang tử vi, phong thủy cải biến vận hạn. Vui lòng click nút 'XEM CHI TIẾT' để đọc toàn bộ bài viết 'Văn khấn cúng giỗ ông bà gia tiên' ở dưới đây!


(Tuvisomenh.com.vn) chuyên trang tử vi phong thủy đời sống cung cấp thông tin hữu ích mang lại trải nghiệm tốt nhất cho độc giả trong và ngoài nước.

Cúng giỗ ông bà, gia tiên là phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa tâm linh từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam ta. Tuy nhiên ý nghĩa của việc cúng giỗ là gì, mâm lễ cúng và văn khấn cúng giỗ ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Tử Vi Số Mệnh (Tuvisomenh.com.vn) để biết thêm thông tin chi tiết.
Văn khấn cúng giỗ ông bà gia tiên
Ý nghĩa ngày cúng giỗ ông bà gia tiên
- Cúng giỗ ông bà, cha mẹ, gia tiên là việc làm vô cùng quan trọng, từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống quen thuộc của Việt Nam và các nước phương Đông. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính biết ơn đến ông bà, gia tiên, những người có công sinh thành, giáo dục, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Văn khấn cúng giỗ thể hiện được sự tôn nghiêm, nghiêm túc của con cháu, điều này tránh được sự thiếu sót, ấp úng, giúp buổi cúng giỗ được suôn sẻ, thuận lợi, ông bà gia tiên cũng có thể nhận được lòng thành của con cháu.
- Ngày cúng giỗ còn là ngày con cháu họ hàng, các thành viên trong gia đình quây quần, tụ họp, cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp, ghi nhớ những công lao của người đã khuất. Mọi người cùng nhau sửa soạn mâm cơm dâng lên ông bà, gia tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, đồng thời cầu xin ông bà, gia tiên che chở, phù hộ độ trì cho con cháu được bình an, khỏe mạnh, công thành danh toại và vạn sự hanh thông.
Văn khấn cúng giỗ ông bà gia tiên
Những ngày giỗ chính của Việt Nam
Trong phong tục của người Việt Nam được lưu truyền từ bao đời nay, ngày cúng giỗ bao gồm ngày giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường, cụ thể như sau:
Giỗ đầu
- Giỗ đầu là ngày giỗ tròn một năm đầu tiên người khuất, gia đình vẫn chưa đến hạn mãn tang, xả tang nên vẫn còn tâm trạng buồn đau, tiếc thương. Trong ngày này con cháu vẫn mặc tang phục, khóc thương cho người khuất, đồng thời mời họ hàng, bạn bè 2 bên đến để cùng gia đình làm mâm cơm cúng dâng người khuất, nhằm báo hiếu, bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với người đã khuất.
- Những vị khách được mời đến tham dự cúng giỗ nên ăn mặc chỉnh tề, không nên mặc màu sắc rực rỡ, không nên cười đùa, thiếu tôn trọng người đã khuất và gia quyến.
Giỗ hết
- Giỗ hết là ngày giỗ thứ 2, tròn 2 năm ngày mất, vẫn chưa hết hạn mãn tang, nên gia đình, con cháu vẫn còn đau buồn, xót thương, tâm trạng chưa thể nào nguôi ngoai. Tuy nhiên đây là ngày giỗ quan trọng nhất, có sự góp mặt đầy đủ của họ hàng 2 bên, con cháu, bạn bè cùng nhau thắp hương, thành tâm cúng bái người khuất. Đồng thời sau giai đoạn giỗ hết sẽ là lúc gia đình, con cháu chuẩn bị làm lễ xả tang để xin phép ông bà, gia tiên và thần linh được đưa bát hương người khuất lên bàn thờ gia tiên.
Giỗ thường
- Đây là ngày giỗ được tổ chức hàng năm vào đúng ngày mất của ông bà, cha mẹ, gia tiên. Ngày giỗ thường là dịp để con cháu, họ hàng xa gần về đoàn tụ, cùng nhau làm cơm cúng. Tuy nhiên giỗ thường chủ yếu được tổ chức tại nhà trưởng họ, trưởng tộc, con trưởng, cháu trưởng.
Mâm lễ ngày cúng giỗ
Mâm lễ ngày cúng giỗ được sắm sửa, chuẩn bị tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và văn hóa của từng vùng miền. Tuy nhiên, mâm lễ cúng giỗ không cần quá cầu kỳ, hoành tráng, nhưng cũng không nên quá sơ sài thiếu thốn.
Văn khấn cúng giỗ ông bà gia tiên
Mâm lễ ngày cúng giỗ thường là mâm lễ mặn bao gồm:
- Gà luộc
- Giò, chả, nem
- Tôm luộc, tôm rán
- Các món xào
- Xôi, chè
- Cơm nóng
- Gạo, muối
- Rượu, bia, trà, thuốc lá
- Mâm ngũ quả
- Hoa tươi
- Trầu cau, tiền vàng mã, quần áo, mũ, hài
- Nước
Trên bàn thờ ông bà, gia tiên cũng nên bày biện hoa quả, bánh kẹo và vàng hương.
Văn khấn ngày cúng giỗ ông bà gia tiên
Sau đây Tử Vi Số Mệnh sẽ cung cấp đến quý độc giả những bài văn khấn ông bà gia tiên, cha mẹ đầy đủ và chi tiết nhất!
Văn khấn cúng giỗ ông bà gia tiên
Văn khấn ông bà, gia tiên ngày giỗ đầu
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật, con lạy chư Phật mười phương
- Con lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần
- Con lạy thần Long Mạch, Táo Phủ Thần Quân, Thần linh Thổ địa ngụ tại đất này.
- Con lạy ông bà gia tiên, các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Huynh Đệ, Cô Di Tỷ Muội, vong linh nội tộc ngoại tộc.
- Tín chủ con là..........Quê quán.........
- Hôm nay là ngày.....tháng.......năm....... là ngày giỗ đầu của........
- Chúng con có hương hoa lễ vật, mâm cơm thịnh soạn dâng lên ông bà, gia tiên tạ ơn công sinh thành, dưỡng dục, kính mời vong linh......mất ngày....tháng....năm (Âm lịch) hiển linh chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu được bình an, gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào và vạn sự hanh thông.
- Chúng con kính mời các vị Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Cô Di Tỷ Muội, Thúc Bá Huynh Đệ, cùng các vong linh nội ngoại tộc cùng về hâm hưởng.
- Chúng con kính mời Thiên Hoàng, Hậu Thổ, thần linh Thổ địa cùng về hâm hưởng.
- Chúng con lễ mọn tâm thành, một lòng thành tâm, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì!
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Văn khấn ông bà, gia tiên ngày giỗ hết
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật, con lạy chư Phật mười phương.
- Con lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần
- Con lạy thần Long Mạch, Táo Phủ Thần Quân, Thần linh Thổ địa ngụ tại đất này.
- Con lạy ông bà gia tiên, các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Huynh Đệ, Cô Di Tỷ Muội, vong linh nội tộc ngoại tộc.
- Tín chủ con là..........Quê quán.........
- Hôm nay là ngày.....tháng.......năm....... là ngày giỗ hết của.........(Tên người khuất và ngày tháng năm mất).
- Chúng con có hương hoa lễ vật, mâm cơm thịnh soạn dâng lên ông bà, gia tiên tạ ơn công sinh thành, dưỡng dục, kính mời vong linh......mất ngày....tháng....năm (Âm lịch) hiển linh chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu được bình an, gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào và vạn sự hanh thông.
- Chúng con kính mời các vị Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Cô Di Tỷ Muội, Thúc Bá Huynh Đệ, cùng các vong linh nội ngoại tộc cùng về hâm hưởng.
- Chúng con kính mời Thiên Hoàng, Hậu Thổ, thần linh Thổ địa cùng về hâm hưởng.
- Chúng con lễ mọn tâm thành, một lòng thành tâm, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì!
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Văn khấn ngày giỗ thường
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật, con lạy chư Phật mười phương
- Con lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần
- Con lạy thần Long Mạch, Táo Phủ Thần Quân, Thần linh Thổ địa ngụ tại đất này.
- Con lạy ông bà gia tiên, các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Huynh Đệ, Cô Di Tỷ Muội, vong linh nội tộc ngoại tộc.
- Tín chủ con là..........Quê quán.........
- Hôm nay là ngày.....tháng.......năm....... là chính ngày cát kỵ của........
- Chúng con có hương hoa lễ vật, mâm cơm thịnh soạn dâng lên ông bà, gia tiên tạ ơn công sinh thành, dưỡng dục, kính mời vong linh......mất ngày....tháng....năm (Âm lịch) hiển linh chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu được bình an, gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào và vạn sự hanh thông.
- Chúng con kính mời các vị Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Cô Di Tỷ Muội, Thúc Bá Huynh Đệ, cùng các vong linh nội ngoại tộc cùng về hâm hưởng.
- Chúng con kính mời Thiên Hoàng, Hậu Thổ, thần linh Thổ địa cùng về hâm hưởng.
- Chúng con lễ mọn tâm thành, một lòng thành tâm, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì!
- Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Những lưu ý trong ngày cúng giỗ
"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", trong ngày cúng giỗ nên lưu ý những điều sau đây để luôn gặp thuận lợi, may mắn, đồng thời hạn chế, phòng tránh những điều xui xẻo, rủi ro và tai ương khó lường.
Văn khấn cúng giỗ ông bà gia tiên
- Trong ngày cúng giỗ đầu, giỗ hết vẫn chưa đến hạn mãn tang, xả tang, vì vậy con cháu, gia quyến, họ hàng, khách mời cần nghiêm chỉnh, không nên cười đùa, thiếu nghiêm túc.
- Mâm lễ cúng giỗ không cần quá cầu kỳ, hoành tráng, nhưng cũng nên được bày biện tươm tất, đầy đủ.
- Tránh làm rơi vỡ đồ đạc, vật phẩm cúng lễ.
- Tránh nói những lời xui xẻo, rủi ro, khiến mọi người lo lắng, bất an.
- Không nên ăn mặc trang phục có màu sắc sặc sỡ, hở hang.
- Sau khi ra mộ thắp hương về cần đi qua lửa, tắm rửa sạch sẽ bằng nước lá gai để tránh có vong theo bám.
Kết luận
- Cúng giỗ ông bà, gia tiên là việc làm thiêng liêng và mang đậm giá trị văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam và các nước phương Đông. Việc cúng giỗ không chỉ để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn công lao dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, ông bà, gia tiên mà còn để cầu xin ông bà, gia tiên luôn che chở, phù hộ độ trì cho con cháu, gia quyến trên dương trần được mạnh khỏe, bình an, công thành danh toại, gặp nhiều may mắn và thuận buồm xuôi gió.
Văn khấn cúng giỗ ông bà gia tiên
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về văn khấn cúng giỗ ông bà gia tiên. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Tử Vi Số Mệnh (Tuvisomenh.com.vn) của chúng tôi trong suốt thời gian qua!
Văn khấn cúng giỗ ông bà gia tiên