Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào và lịch nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương?
Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. Đã là người con Việt Nam chắc hẳn ai cũng thuộc lòng câu ca dao này. Vậy giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra thực tế vào ngày nào trong năm và ý nghĩa lịch sử của ngày đặc biệt này như thế nào cùng Tử Vi Số Mệnh tìm hiểu

"Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba". Đã là người con Việt Nam chắc hẳn ai cũng thuộc lòng câu ca dao này. Vậy giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra thực tế vào ngày nào trong năm và ý nghĩa lịch sử của ngày đặc biệt này như thế nào hãy cùng Tử Vi Số Mệnh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào và lịch nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương
1 - Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào?
Giỗ tổ Hùng Vương là giỗ ai?
Thời kỳ Hùng Vương là thời kỳ đầu tiên trong lịch sử dựng nước của dân tộc, là giai đoạn đặt nền móng của đất nước Việt Nam. Thời Hùng Vương bao gồm 18 đời vua, và các tài liệu ghi chép lại cũng chưa có tài liệu nào chứng minh được rõ ràng giỗ tổ Hùng Vương là giỗ vị vua thứ mấy. Vì vậy, giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày giỗ của các vị vua Hùng nói chung, nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng.
Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm
Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào trong năm
Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Giỗ tổ Hùng Vương được coi là ngày lễ lớn truyền thống của dân tộc hay còn gọi là quốc giỗ, là ngày mà tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc đều cùng hướng về cội nguồn dân tộc để nhớ ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước và các thế hệ đồng bào đã hi sinh, bảo vệ cống hiến cho nền độc lập dân chủ để chúng ta có được đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay.
2 - Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày nào theo lịch dương và được nghỉ bao nhiêu ngày?
Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch, được coi là ngày lễ truyền thống chính thức của Việt Nam từ năm 2007. Để biết rõ hơn lịch dương của ngày giỗ tổ Hùng Vương mời các bạn cùng theo dõi bảng sau đây:
Năm | Ngày tháng dương lịch | Ngày | Ngày nghỉ lễ |
---|---|---|---|
2022 | ngày 10 tháng 4 | Chủ nhật | Giỗ Tổ Hùng Vương |
ngày 11 tháng 4 | Thứ hai | Nghỉ bù ngày Giỗ Tổ Hùng Vương | |
2023 | ngày 29 tháng 4 | Thứ bảy | Giỗ Tổ Hùng Vương |
ngày 1 tháng 5 | Thứ hai | Nghỉ bù ngày Giỗ Tổ Hùng Vương | |
2024 | ngày 18 tháng 4 | Thứ năm | Giỗ Tổ Hùng Vương |
3 - Ý nghĩa lịch sử ngày giỗ tổ Hùng Vương
"Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"
- Đây là câu nói lịch sử của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất công lao của các vua Hùng, của các thế hệ cha ông trong công cuộc dựng nước giữ nước. Nhắc nhở mỗi chúng ta đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, chúng ta đều chung một nguồn cội, chung một Tổ tiên. Phải biết "uống nước nhớ nguồn", đoàn kết, yêu thương, trân trọng nền độc lập dân chủ ta đang có ngày hôm nay.
- Lễ hội đền Hùng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản sắc dân tộc, nguồn cội của Tổ tiên, giúp bồi đắp niềm tự hào dân tộc trong mỗi con người Việt Nam. Qua đó nhắc nhở chúng ta cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, rèn đức luyện tài để trở thành người có ích cho đất nước, cùng xây dựng đất nước ngày một phồn vinh, giàu đẹp. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng với công lao của ông cha ta, với những bậc hiền nhân ngày trước.
- Giỗ tổ Hùng Vương còn là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những thăng trầm của lịch sử, đồng thời đề ra những nhiệm vụ mới trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát triển đất nước.
4 - Lẽ hội giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức chính ở đâu? Lễ hội gồm các nghi lễ nào?
Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?
Vào ngày 10 tháng 3 hàng năm, người dân cả nước ở khắp mọi miền tổ quốc với trái tìm cùng chung nhịp đập cùng hướng tới vùng đất tổ tại đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng. Lễ hội được diễn ra từ cuối tháng 2 và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch với nhiều nghi lễ đa dạng và độc đáo.
Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương gồm các nghi lễ nào?
Trong ngày chính hội, 2 nghi lễ chính được tổ chức đồng thời:
- Lễ rước kiệu vua: Nghi lễ này được tổ chức từ dưới chân núi, đoàn rước kiệu sẽ đi dần qua các đền làm lễ hành hương trước khi lên đến đền Thượng. Đoàn lễ sẽ bao gồm đội múa sư tử, đoàn rước cờ hội và quốc kỳ, các quan viên và sau cùng là nhân dân,...
- Lễ dâng hương: Phần lễ này được dành cho tất cả người dân. Mọi người đến đây hành hương với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, kêu cầu tổ tiên che chở, ban những điều tốt đẹp tới bản thân và gia đình.
Bên cạnh phần lễ thì phần hội cũng diễn ra với các hoạt động vô cùng hấp dẫn. Các trò chơi dân gian được tổ chức quy củ, náo nhiệt mang đậm nét đẹp truyền thống như: trò chơi kéo co, đập niêu, thi nấu bánh chưng, giã bánh dầy, thi hát xoan, ....
5 - Tổng kết
Hi vọng với bài viết trên Tử Vi Số Mệnh đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về ngày giỗ tổ Hùng Vương, thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội. Đồng thời truyền tải đến mọi người phần nào tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khao khát cống hiến cho đất nước để giúp Việt Nam ngày càng phát triển sánh vai với các cường quốc năm Châu, xứng đáng với công lao dựng nước của các vua Hùng.
Các ngày lễ trong năm
-
Tết Hàn Thực là ngày gì nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực?
Tết Hàn Thực là ngày gì nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực. Cùng Tử Vi Số Mệnh tìm hiểu chi tiết về ngày Tết Hàn Thục qua bài viết này.
-
Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào và lịch nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương?
Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. Đã là người con Việt Nam chắc hẳn ai cũng thuộc lòng câu ca dao này. Vậy giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra thực tế vào ngày nào trong năm và ý nghĩa lịch sử của ngày đặc biệt này như thế nào cùng Tử Vi Số Mệnh tìm hiểu